Chữa ban nhiệt (rôm sảy) bằng các loại bột quen thuộc
Ban nhiệt (rôm sảy) là một triệu chứng thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ, nó còn được nhắc đến cả trong thơ Haiku:
◆なく声の大いなるかな汗疹(あせも)の児 高浜虚子
Để đối phó với bệnh này, từ thời Edo đã có rất nhiều phương pháp được thử nghiệm sử dụng bột của các loại gạo, lúa mạch, kiều mạch… thoa lên da.
Trong đó, theo ghi chép trong “Sách tranh từ vựng vỡ lòng cho phụ nữ” (1867) – cuốn sách thông dụng ghi lại những kinh nghiệm của nữ giới thời Edo, tương đương với sách giáo khoa hiện đại – người ta sử dụng “nghêu nướng lên rồi trộn với bột mì udon, sau đó bọc vào vải rồi phơi ra nắng” làm thuốc chữa ban nhiệt.
Thêm nữa, trong cuốn “Thảo dược dùng trong chăm sóc trẻ” – cuốn sách Nhi khoa tiêu biểu thời Edo (1703) – có ghi “… lấy bột của con hàu hoặc bột sắn dây, nếu không thì thiên hoa phấn nghiền mịn ra rồi bôi lên da, làm theo cách này mùa hè sẽ không bị rôm sảy, chỉ cần thoa một lớp rất mỏng…”
Do đó, theo kiến thức sinh hoạt thời Edo, việc thoa bột gạo, bột hàu, bột sắn, thiên hoa phấn, bột trà xanh… lên da trẻ sau khi vừa tắm xong đã được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, cuốn “Thảo dược dùng trong chăm sóc trẻ” cũng ghi rằng trong bột gạo có nhiều côn trùng, vì vậy nên sử dụng bột hàu, bột sắn hoặc thiên hoa phấn sẽ tốt hơn. Đối với những vết viêm loét dưới cằm, bẹn và nách, sau khi tắm nên thoa thiên hoa phấn lên… Những chỉ dẫn như vậy cũng được mô tả khá kỹ càng.
Bước sang thời kỳ Minh Trị, sử dụng bột sắn, bột chè xanh, bột mì, bột kiều mạch… trong điều trị ban nhiệt cũng được ghi chép trong các sách về chăm sóc trẻ như cuốn “Thảo dược chăm sóc trẻ” (1877). Cho đến giữa thời kỳ Minh Trị, ghi chép về tính hiệu quả của kẽm trắng (ô xít kẽm) trong phấn Siccarol lần đầu được ghi lại, và tới cuối thời Minh Trị thì việc sử dụng tinh bột ô xít kẽm đã trở nên phổ biến.
Thiên hoa phấn là gì?
Theo những mô tả về thiên hoa phấn trong cuốn “Thảo dược chăm sóc trẻ” (1703, Kosuke Ushiyama), đây là một loại tinh bột màu trắng được lấy từ rễ cây qua lâu thuộc họ bầu bí. Loại tinh bột này rất hút nước và người ta đã sử dụng đặc tính hút ẩm đó trong điều trị phát ban. Loại hoa này có cánh lưa thưa như hoa tuyết (“thiên hoa”) nên được gọi là thiên hoa phấn.
|
|
[Cây Qua lâu]
Lá mọc lâu năm trên bề mặt lá sẽ trơn bóng và không có lông. Hoa nở vào lúc chiều tà, đến trưa hôm sau tàn. Cánh hoa dạng những tưa nhỏ làm hoa trông to hơn kích thước thực, thu hút côn trùng tới. Quả có màu vàng, đường kính khoảng 10cm.
|
Tên gọi thiên hoa phấn đã trở thành một từ của mùa hạ và xuất hiện rất nhiều trong thơ Haiku.
◆ やや鼻の低きが愛嬌天瓜粉 長田有旦
◆ 天瓜粉まみれの孫をすくひあげ 田中暖流
◆ 子につけて吾にも匂ふ天瓜粉 土井糸子
◆ 寝返りをさせて泣かせて天瓜粉 佐々木久菊
◆ てんか粉しんじつ吾子は無一物 鷹羽狩行
Thiên hoa phấn không chỉ có vai trò trong điều trị ban nhiệt mà còn được dùng như một sản phẩm thay thế phấn trang điểm.
Sản phẩm năm 1906
Phấn trẻ em đầu tiên của Nhật Bản “Siccarol”
Vào thời Edo, các loại bột làm từ bột gạo, bột hàu, bột sắn, thiên hoa phấn, bột trà xanh dùng để điều trị phát ban đã được các gia đình tự làm tại nhà và sử dụng. Tuy nhiên tùy từng loại bột có thể chứa ấu trùng chấy, rận có thể gây mẩn đỏ hoặc dị ứng cho bé (ghi trong “Thảo dược chăm sóc trẻ” – Gyuzan Katsuki). Ngoài ra cuốn sách này cũng nêu những kiến thức tối thiểu cần biết như không nên nghiền bột quá thô, hay loại bột nào phải sử dụng ra sao… Thời đó thị trường hàng hóa chưa phổ cập nên việc sử dụng các loại bột thoa cho bé sau khi tắm để phòng ban nhiệt còn hạn chế.
Việc sử dụng các loại bột như thiên hoa phấn vốn để chữa ban nhiệt trở thành một cách dự phòng ban nhiệt đã được phổ cập bởi Tiến sĩ Hirota Tsukasa – người sáng lập Nhà thuốc WAKODO. Cùng với Giáo sư Tamba Keizo thuộc khoa Y trường Đại học Hoàng gia Tokyo, cùng những kiến thức về y học Đức, Tiến sĩ Hirota đã sáng chế ra một phương thuốc hữu hiệu chữa ban nhiệt, lở loét… Với bàn tay của 2 Tiến sĩ Y học và Y dược, sản phẩm “Siccarol” đã được ra đời vào năm 1906.
Thành phần của Siccarol thời đó gồm 40% kẽm trắng, 40% bột talc, 20% tinh bột. Trong cuốn “Sách tranh từ vựng vỡ lòng cho phụ nữ” (1687) hỗn hợp “bột ngao (vô cơ)” và “udon” được sử dụng như thuốc chữa ban nhiệt, và trong thành phần của “Siccarol” cũng có mặt hỗn hợp “bột talc (vô cơ)” và “tinh bột” như một điều tất yếu, đây quả là điểm rất thú vị. Mặc dù chất lượng và hiệu quả ưu việt đã được chứng nhận và tin dùng rộng rãi, nhưng ít ai biết vào thời điểm năm 1906 những hộp “Siccarol” đầu tiên được tạo thành từ các nguyên liệu đã được trộn và nghiền nhỏ bằng cối giã trong một căn phòng nhỏ có diện tích vỏn vẹn bốn chiếu tatami ở một góc của Nhà thuốc WAKODO.
Ghi chép đầu tiên về Siccarol được xuất hiện trong cuốn “Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ” năm 1912, và dần dần việc thoa phấn cho trẻ ngay sau khi tắm đã trở thành một thói quen trong dân chúng mà người ta gọi là “Tắm rồi Siccarol”.
Tên gọi Siccarol được bắt nguồn từ chữ “Siccachio” trong tiếng Latin nghĩa là “làm khô”. Vào cuối thời Minh Trị thì cái tên này quá mới và hiện đại, nhưng nó đã được ghi vào Quảng tự điển và từ điển Từ ngoại lai mới, và so với “thiên hoa phấn” hay “phấn rôm cho trẻ” thì việc gọi Siccarol dần trở nên quen thuộc hơn và nó đã trở thành một từ thông dụng.
Thiết kế bao bì qua các thời kỳ
Vào thời điểm lần đầu tiên Siccarol được bán ra, vỏ hộp có hình bé Kintarou quấn tã, sau đó đổi thành hình bà mẹ ẵm đứa trẻ. Cùng kiểu dáng đó nhưng kiểu tóc và trang phục của mẹ được thay đổi qua các thời kỳ. Ví dụ kiểu tóc được đổi từ kiểu Nihyakusan Kochi sang kiểu tóc vấn tròn giữa thời Taisho, sang búi tóc thời Showa rồi đến tóc kiểu Tây, tóc Pamanento. Hình ảnh đứa bé cũng thay đổi, và cho đến nay bao bì chỉ còn in chữ.
* WAKODO là Công ty WAKODO trước đây. (Từ tháng 7 năm 2017)